Phát triển vùng ĐBSCL theo hướng tăng trưởng xanh

Trung Kiên 23/03/2018 15:43

Mục tiêu xây dựng phát triển vùng ĐBSCL theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; có vai trò, vị thế quan trọng đối với quốc gia và khu vực Đông Nam Á.

Phát triển vùng ĐBSCL theo hướng tăng trưởng xanh

Hội nghị công bố Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL.

Ngày 23/3, Bộ Xây dựng, tổ chức Hội nghị công bố Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tại đây, bà Trần Thu Hằng, Vụ trưởng Vụ Quy hoạch kiến trúc (Bộ Xây dựng) đã công bố Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 15/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, mục tiêu phát triển vùng ĐBSCL theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; có vai trò, vị thế quan trọng đối với quốc gia và khu vực Đông Nam Á; trở thành vùng trọng điểm quốc gia về sản xuất nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, phát triển mạnh kinh tế biển, du lịch sinh thái cảnh quan sông nước…

Bà Phan Thị Mỹ Linh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết: Đồ án quy hoạch vùng ĐBSCL đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2009.

Những năm qua, ĐBSCL được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ thông qua nhiều chính sách hỗ trợ, ưu tiên đầu tư phát triển, các địa phương cũng xây dựng quy hoạch và triển khai các dự án, chương trình góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và toàn vùng.

Tuy nhiên, 9 năm qua, cùng với sự phát triển cũng đặt ra nhiều thách thức mới, đó là tác động của biến đổi khí hậu, hạn chế trong liên kết vùng, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nguồn lực kinh tế khó khăn, vấn đề môi trường… đã làm cho công tác quy hoạch và phát triển vùng ĐBSCL còn nhiều bất cập.

Phát triển vùng ĐBSCL theo hướng tăng trưởng xanh - 1

Vùng ĐBSCL xây dựng theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Giải pháp tổng thể: hình thành 6 vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên trọng tâm phát triển nông nghiệp đa dạng và chuyên môn hóa cao theo thế mạnh của từng vùng gồm: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, dọc sông Tiền - sông Hậu, Tây sông Hậu, bán đảo Cà Mau và ven biển Đông. Về cấu trúc không gian, ĐBSCL được phân thành 3 tiểu vùng gồm tiểu vùng ngập sâu, tiểu vùng giữa đồng bằng và tiểu vùng ven biển…

Sự phát triển của ĐBSCL không chỉ có ý nghĩa đối với các tỉnh trong vùng mà còn đối với quốc gia, đóng vai trò đặc biệt quan trọng tới phát triển sản xuất nông nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Phát triển vùng ĐBSCL theo hướng tăng trưởng xanh

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO